standard-image

Các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến trong lĩnh vực dầu-mỡ bôi trơn

CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ QUAN TRỌNG CHO DẦU MỠ BÔI TRƠN LỚP THỰC PHẨM

A. Các phân loại NSF:

  • H1: tiếp xúc thực phẩm ngoại ý
  • H2: không tiếp xúc với thực phẩm
  • 3H: các chất chế biến thực phẩm – chất trợ khuôn
  • HT1: dầu truyền nhiệt – tiếp xúc ngoại ý

B. Chứng nhận HALAL

C. Chứng nhận KOSHER

ISO/TS 16949

Quy định kỹ thuật trong lĩnh vực ô tô do Tổ chức Quốc tế về Ô tô (IATF – International Automotive Task Force) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) ban hành với sự hỗ trợ của Ban kỹ thuật TC 176 (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng) của tổ chức ISO.

CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI DẦU NHỚT

Khi lựa chọn dầu nhớt cho động cơ, người vận hành cần phải cân nhắc để chọn lựa vừa độ nhớt và vừa yêu cầu về cấp chất lượng của dầu nhớt. Để giúp cho người vận hành có thể nhận biết được đúng loại dầu, các nhà sản xuất động cơ và công nghiệp dầu khí sử dụng hai hệ thống phân loại dưới đây:

PHÂN LOẠI ĐỘ NHỚT CHO ĐỘNG CƠ THEO SAE

Độ nhớt là một trong các tính chất quan trọng bậc nhất của dầu bôi trơn. Lựa chọn sai độ nhớt (quá đặc hoặc quá lỏng) so với khuyến cáo của nhà sản xuất động cơ đều gây ra các ảnh hưởng có hại trong vận hành và cho động cơ. SAE (Hiệp hội các kỹ sư ngành Ô tô) đã đưa ra một hệ thống phân loại dựa trên các đo lường về độ nhớt. Xem bảng độ nhớt SAE cho động cơ

PHÂN LOẠI CẤP CHẤT LƯỢNG DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ THEO API

API (Viện Dầu khí Hoa kỳ) và ASTM (Hiệp hội về Kiểm định và Vât liệu của Hoa kỳ) phối hợp đưa ra và duy trì hệ thống phân loại cấp chất lượng API cho dầu động cơ. Hệ thống này cho phép định nghĩa và chọn lựa dầu nhớt động cơ trên cơ sở các tính chất về khả năng vận hành và thể loại hoạt động.

Phân loại API “S” (Động cơ xăng)

Phân loại API “C” (Động cơ diesel)

TIÊU CHUẨN ILSAC CHO DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ Ô TÔ

Xem bảng các tiêu chuẩn ILSAC hiện hành và trước đây